1. Nhà ươm
- Tránh mưa gió lớn.
- Tránh bới ánh sáng 25-30% đặt biệt từ 10-16h trong ngày.
- Độ thông thoáng phải đảm bảo tránh gió nhiều, nên làm lưới đen hay lưới xanh bao quanh nhà ươm.
- Nhiệt độ không khí trong nhà ướm thấp hơn 30 độ C tốt nhất là 20-25 độ C, nhà ươm nên làm cao ráo thoáng mát.
- Cần có hệ thống phun sương để đảm bảo chế độ nước cho cây cũng như làm mát nhà ươm.
- Tốt nhất là nhà ươm làm bằng lưới hoặc Tole.
- Sàn nhà ươm nên lót bằng gạch hoặc có sàn hay kệ để bầu ươm, tạo điều kiện thông thoáng, ẩm độ, không khí cho cây con và cách ly nguồn bệnh dưới đất được tốt hơn.

2. Chuẩn bị cây con
- Cây con từ ống nghiệm khi lấy ra phải nhẹ nhàng, không làm gãy rễ và dập lá cây con.
- Rửa sạch thạch bám ở cây con, nếu thạch còn dính nấm mốc và vi khuẩn sẽ phát triển và làm chết cây con.
- Khi rửa xong ta ngâm cây con vào thuốc trị nấm, khuẩn như Aliette, Metalaxyl,... với nồng độ bằng 1/2 và 1/3 so với nồng độ chỉ thị của nhiều loại thuốc và ta ngâm cây con trong thuốc với thời gian là 5 phút sau đó với cây con ra để ráo nước rồi trồng.

3. Giá thể và vật liệu để ươm
a. Giá thể:
- Dớn mịn
- Sơ dừa
- Than vụn
- Dớn mịn và sơ dừa được ngâm ủ, rửa sạch chất bẩn sau đó với ra và vắt khô vừa phải, có thể xử lý qua thuốc diệt nấm Rovsal, Metalaxyl hoặc Aliette ở giai đoạn cuối sau khi rửa sạch dớn và sơ dừa.
- Than vụn có đường kính 5-10 cm, rửa sạch để ráo.



Dớn mịn

Sơ dừa
b. Vật liệu:
- Bầu nhựa có đường kính 5 cm cao 5-7 cm có lỗ thoát ở đáy và hông
- Khay nhựa hay khay gỗ có lót lưới ở dưới đáy.


4. Cách trồng:
Cách 1:
Dùng dớn mịn hay sơ dừa dài 5-7 cm hoặc cả hai theo tỉ lệ 1:1 bỏ vào khoảng hơn 2/3 bầu đặt cây con thật thẳng ngay giữa bầu sau đó cho hỗn hợp than vụ và sơ dừa vụn theo tỷ lệ 1:2 vào ngay phần cổ rể của cây con, tránh quá sâu hay quá cạn.
Dùng tay ấn mạnh để giữ chặt gốc, tránh làm gãy và dập rễ.
Cách 2:
Dùng hỗn hợp sơ dừa hay dớn mịn quấn lan thành bầu nhỏ 3-4 cm. Sau đó cho vào khay nhựa hay gỗ, chú ý cần bỏ một lớp sơ dừa vụn ở đáy 3-4 cm và bỏ lớp mỏng sơ dừa, than vụn trên mặt khoảng 1 cm để giữ ẩm cho bộ rễ lan con.
Cách 3:
Bỏ vào khay một lớp sơ dừa sợi + dớn dày khoảng 8-10 cm.
Sau đó trồng cây con theo khoảng cách 6-7 cm.
Rãi một lớp than vụn + sơ dừa lên trên mặt khoảng 1 cm, dùng tay ấn nhẹ để giữ chặt gốc.
Chú ý không nên trồng quá sâu hoặc cạn tốt nhất ngang bằng phần cỗ rễ của lan.
5. Chăm sóc
a. Tưới nước:
- Sau khi trồng xong 2-3 ngày thì bắt đầu tưới sương để giữ ẩm, cần dùng bình bơm phun sương hoặc hệ thống phun sương để tưới: Tùy theo điều kiện khí hậu, cách thiết kế nhà ươm để có chế độ tưới phù hợp.
- Nếu nhiệt độ cao, trời hầm nóng thì cần tưới 4-5 lần/ngày, cần quan sát độ ẩm của giá thể, thời tiết để quyết định số lần tưới trong ngày.
- Nếu giá thể khô quá nhanh sau một ngày thì cần làm giá thể 3-4 ngày/lần.
- Còn thông thường chỉ tưới dạng phun sương để làm ướt bộ lá và lớp mặt trên giá thể.
b. Phòng trừ sâu bệnh:
- Bơm ngừa thuốc chống úng rễ cho cây, dùng luân phiên hoặc hỗn hợp một trong các loại thuốc sau: Benonyl, Metalaxyl, Rovral, Aliette để ngừa các chủng nấm gây hại như Fusarium, Phithopthora, Pithium, Rhizoctonia.
- Cần chú ý sâu đất, dế, ốc sên nhớt cắn phá cây con.
+ Đối với ốc nên dùng chế phẩm Deaflife dẫn dụ (khoảng cách đặt bả 2-25 cm) xung quanh nhà ươm hoặc giữa các luống. Bả được làm dập nát và bỏ vào bịch nylon nhỏ 3-5 gr/bả bịch nylon để hở miệng.
+ Đối với sâu dùng các loại thuốc như sunii, Cyper, Sherzol kết hợp với thuốc diệt nấm.
c. Bón phân:
- Khoảng 25-30 ngày sau khi cấy cây bắt đầu ra rễ thì có thể dùng phân bón lá và nách kích thích ra rễ nên sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ như Seaweed, Dynazol, Boster vitamin B và các loại có P cao như Growmeri, Miracgrow 15-30-15, Atonik, bơm khoảng 7-10 ngày/lần. Giai đoạn đầu cần bơm ở liều lượng thấp sau đó thì tăng dần lên.